Nguồn gốc và danh xưng
Tên đầy đủ là “Khai môn bát cực quyền”, còn gọi là “Nhạc sơn bát cực quyền”. Gọi tên “Khai môn giả” (người mở cửa) bắt nguồn từ sáu đường mở cửa từ đó làm hạt nhân kỹ pháp, phá bung môn hộ của đối phương (tức giá tử phòng thủ). Gọi Bát Cực là dùng theo hệ cổ đại bảo: “ở ngoài chín châu có tám dần (“bát dần”)” ở ngoài bát dần thì có bát hoằng, ngoài bát hoằng thì có bát cực” Dần là nơi xa nhất của tám phương. Gọi là “Nhạc sơn”, tương truyền ở Hà Nam có chùa Nhạc Sơn là nơi bắt nguồn của Bát Cực quyền nên mới lấy tên là Nhạc Sơn.
Bát cực quyền bắt đầu từ ai, theo ghi chép thì có hai thuyết: một thuyết nói do đạo sĩ họ Lại dạy nghề cho Ngô Chung người thôn Hậu Trang Khoa, huyện Khánh Vân, tỉnh Hà Bắc, còn thuyết kia báo Trương Nhạc Sơn người Hà Nam truyền cho Ngô Chung. Ngô Chung truyền nghệ cho con gái là Ngô Vinh. Về sau nhà họ Ngô di cư đến trấn Mạnh thôn, huyện Thương tỉnh Hà Bắc, do đó Mạnh Thôn dần trở nên nơi truyền bá Bát cực quyền.
Đặc điểm kỹ pháp của Bát cực quyền: giá thức ngắn nhỏ tinh luyện, động tác nhanh mạnh, kình lực khỏe, đổi hất ép dựa, hất lắc đột kích, lấy khí thực lực, lấy tiếng giúp thế, khí thế hiếp người. Ra tay lẹ như tên bắn, bước thọc như đục đá, lên mạnh xuống cứng, đốt(tiết) ngắn, thế hiểm. Khi diễn luyện bắt đầu thì uy mạnh như hổ, bình tĩnh như gấu, mạnh mẽ như ưng, xoay chuyển như rắn.
Các bài chủ yếu là: bát cực giá nhỏ, bát cực quyền (còn gọi là bát cực đối tiếp), sáu đầu khuỷu, bát cực giá mới, bát cực cương kình, bát cực hai trục, bát trận quyền v.v.. về khí giới thì có lục hợp đại thương , đâm nhau đại lục hợp là chính.
Lịch sử Bát Cực Quyền
Xuất xứ Bát cực quyền từ Mạnh Thôn thuộc khu tự trị dân tộc Hồi, cách Thương Châu tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) khoảng 37km về hướng Đông Nam. Đây là một hệ thống quyền được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong khoảng những năm 1644 nhà Thanh.
Đặc điểm quyền thuật
Bát cực quyền hấp thu được tinh hoa của Thiếu Lâm phái, Võ Đang phái, Không Động phái v.v. nhấn mạnh đặc tính cương mãnh, chủ về tấn công. Hệ thống này thường áp dụng chiêu thức liên châu pháo trong cận chiến, thế mạnh như dương cung, sấm sét, mạnh bạo, dữ dội và đầy bất ngờ với uy lực phát huy tối đa từ nắm tay, cùi chỏ, đầu gối, đầu. Những công phu trấn sơn tinh hoa của Bát cực quyền bao gồm Bát cực nội công tâm pháp với 64 thế thủ, 24 thức, 8 đỉnh, 12 đề, 108 chiêu biến hóa tấn công, và Lục hợp đại thương mật phổ.
Do tính chất thực dụng, kỹ thuật đơn giản mà hiệu quả, hệ phái võ thuật cổ điển này hiện nay rất phổ biến ở Bắc Trung Quốc và được nhiều giới theo học, nhất là thanh niên. Tuy nhiên do Bát cực quyền rất khó luyện đại thành, đòi hỏi môn đồ thực hành cần cù miệt mài nên ít người đạt trình độ cao.
Danh nhân Bát Cực Quyền
Đời Khang Hy triều Thanh, quyền sư Đinh Phát Tường chuyên luyện Bát cực quyền ở Mạnh Thôn đã thượng đài hạ gục hai đại lực sĩ người Nga tự xưng là vô địch thiên hạ từng hạ thủ nhiều cao đồ Trung Quốc. Đinh Phát Tường sau đó đã được vua Khang Hy ban tặng danh hiệu “thiết tráng sĩ võ hiệp”. Sau Đinh Phát Tường, lần lượt các danh nhân Bát cực quyền được biết đến, khiến môn phái ngày càng lừng danh như Bắc phương thần thương thủ Ngô Chung, Lý Thụ Văn, Đinh Ngọc Lâm, Ngô Tú Phong, Mã Hiển Đạt v.v.
Hiện nay, người kế thừa và phát dương tinh hoa Bát cực quyền Mạnh Thôn là võ sư Đinh Nhuận Hoa, hậu duệ đời thứ 13 của Đinh Phát Tường. Ông hiện là chủ tịch Hiệp hội võ thuật khu tự trị dân tộc Hồi tỉnh Hồ Bắc và là Chủ nhiệm Võ quán Tinh anh Bát cực quyền với hơn 3000 môn đồ. Từ đây, nhiều đệ tử của Nhuận Hoa đã thành danh, như 13 trọng tài võ thuật cấp quốc gia, 35 võ sĩ từng đoạt ngôi vô địch hoặc thứ hạng cao trong các giải Wushu toàn quốc, 125 huấn luyện viên Wushu cao cấp. Đặc biệt võ sĩ Lý Chiếm Hoa, môn đồ của Đinh Nhuận Hoa, đã từng tham gia đoàn Wushu Trung Quốc biểu diễn Bát cực quyền tại Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc, Indonesia, Singapore và được tán thưởng với những tuyệt kỹ công phu của Bát cực quyền.
Đánh giá
Bát cực quyền được giới võ lâm Trung Quốc đề cao hết mực: “Văn dụng Thái cực an thiên hạ, Vũ hữu Bát cực định càn khôn”, có lẽ xuất xứ từ câu nói của Càn Long hoàng đế đời Thanh: “Đối với nhu phái và trong thời bình, chúng ta có Thái cực quyền, nhưng để chiến đấu và chinh phục, chúng ta có Bát cực quyền”. Trong thực tế Thanh triều, hầu hết các hoàng đế đều học Bát cực quyền và dùng các võ sư của môn phái này làm hộ vệ hoặc làm giáo đầu cho các võ quan cao cấp của mình.
Nguồn tin: Sưu tầm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Ý nghĩa LOGO: Logo được thiết kế gồm các yếu tố: - Hình thái cực ẩn chìm: Đỉnh cao của kỹ thuật/ nghệ thuật võ thuật là sự hài hòa, kết hợp tính âm dương/ thái cực (không phải Thái cực Quyền) - Hàng chữ môn phái bằng tiếng Hoa phía trên, tiếng Việt phía dưới: Thể hiện sự tôn trọng nguồn...