Thái Lý Phật HẬU HỒNG THẮNGhttps://hauhongthangthailyphat.vn/uploads/logothailyphat_fb.png
Thứ hai - 21/09/2015 22:27
LỊCH SỬ VỊNH XUÂN QUYỀN:
Tổ Sư của môn Vịnh Xuân là cô Nghiêm Vịnh Xuân, người Quảng Đông Trung Quốc. Khi còn trẻ cô là người thông minh, khỏe mạnh, và lòng giàu nhân ái. Cô đã đính hôn với Lương Bác Trù, một nhà buôn muối ở Phúc Kiến. Ít lâu sau mẹ Vịnh Xuân qua đời. Cha cô, ông Nghiêm Nhị bị buộc tội một cách phi lý và suýt bị đi tù. Đến nỗi cả gia đình ông phải dời đi nơi khác và cuối cùng dựng nhà dưới chân núi Đại Lương ở biên giới hai tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên. Ở đó, họ kiếm sống ổn định. Mọi việc xảy ra thời vua Khang Hy đang trị vì tức từ năm 1662 đến 1722.
Vào lúc đó môn kung fu đang phát triển rất mạnh mẽ ở tại chùa Thiếu Lâm Tự trên núi Tung Sơn thuộc tỉnh Hà Nam. Điều này làm cho triều đình Mãn Thanh lo sợ đến nỗi phải đưa quân tấn công ngôi chùa. Họ đã thất bại. Vào lúc đó, có một ông tên là Trần Văn Hoa đỗ đậu trong kỳ thi làm quan lúc bấy giờ đứng về phía triều đình âm mưu lập một kế hoạch cùng một nhà sư chùa Thiếu Lâm tên là Mã Ninh Nhị cùng một số người khác làm nội ứng và phản bội đốt chùa Thiếu Lâm. Trong khi chùa đang bị đốt cháy lụi thì quân triều đình tấn công bên ngoài, các nhà sư phải phân tán chạy mọi người mọi nơi, Ngũ Mai sư thái, Chí Thiện đại sư, Bạch Mi đạo nhân, Phùng Đạo Đức và Miêu Hiển đã thoát ra được và phân tán mỗi ngưới mỗi ngã.
Ngũ Mai sư thái đã đến và trú ẩn trên chùa Bạch Hạ trên núi Đại Lương, ở đó sư thái quen biết với cha con ông Nghiêm Nhị và Nghiêm Vịnh Xuân, bởi bà thường đến mua đậu hủ của cửa hiệu cha con ông, chẳng bao lâu họ trở thành hàng xóm thân mật.
Nghiêm Vịnh Xuân là con cái trẻ đẹp vào tuổi 16 đã làm mê mẩn một tên vô lại ở địa phương. Hắn dùng áp lực buộc Vịnh Xuân phải ưng hắn. Hai cha con họ Nghiêm vô cùng lo lắng. Ngũ mai Sư thái biết được sự việc và thương hại cho Nghiêm Vịnh Xuân. Bà đồng ý dạy cho Nghiêm Vịnh Xuân những kỹ thuật chiến đấu sao cho cô có khả năng tự vệ cho bản thân mình và giữ được trung trinh với vị hôn thê Lương Bác Trù. Từ đó Nghiêm Vịnh Xuân theo bà lên núi và bắt đầu học võ. Cô đã miệt mài ngày đêm luyện tập và đã tinh thông mọi kỹ thuật, rồi việc phải đến đã đến, Vịnh Xuân thách đấu với tên vô lại và đã đánh bại hắn. Ngũ Mai sư thái bắt đầu cuộc chu du hành đạo trên khắp đất nước, nhưng trước khi ra đi, bà đã dặn dò Vịnh Xuân phải hết sức quí trọng những truyền thống kung fu, từ đó phát triển sơ học võ thuật của mình sau cuộc hôn nhân , và hỗ trợ mọi người trong công cuộc bài Mãn phục Minh.
Qua một thời gian sau, Vịnh Xuân đã truyền sơ học võ thuật của mình cho chồng là Lương Bác Trù và Họ Lương tiếp tục truyền dạy lại cho Lương Lan Quế và Hoàng Hoa Bảo, là một thành viên của đoàn ca kịnh lưu động trên sông , đó là Hồng Thuyền. Trưởng đoàn của Hồng Thuyền là Lương Nhị Đệ đã từng học từ Chí Thiện Đại sư. Sau khi thoát khỏi chùa Thiếu Lâm cải trang thành một người thợ bếp và làm việc cho đoàn Hồng Thuyền. Và truyền dạy về Lục Điểm Bán Côn, Hoàng Hoa Bảo thân cận với Lương Nhị Đệ nên hai người mới trao đổi với nhau kỹ thuật kung fu và nhưng gì mình đã học. Họ cùng nhau tạo dựng mối tương quan và cải thiện kỹ thuật nên do đó mà kỹ thuật Lục Điểm Bán Côn đã có mặt trong hệ thống quyền thuật Vịnh Xuân.
Lương Nhị Đệ truyền dạy kung fu cho Lương Tán , một y sĩ dược thảo nổi tiếng ở Phật Sơn. Lương Tán đã thông hiểu hết những bí quyết ẩn tàng của Vịnh Xuân và đã đến mực võ nghệ cao. Nhiều võ sư đến thách đấu với ông ta nhưng tất cả đều bị ông đánh bại. Sau đó, ông truyền dạy lại môn Vịnh Xuân cho Trần Hoa Thuận, người mà đã nhận Diệp Vấn làm đồ đệ. Diệp Vấn đã học kung fu bên cạnh các bậc su huynh như: Ngô Tiểu Lỗ, Ngô Trọng Tố, Trần Nhữ Miên và Lôi Nhữ Tế.
Chúng ta luôn luôn biết ơn tổ tiên và các bậc thầy kung fu đã cố gắng truyền lại cho hậu thế những truyền thống võ thuật cao quý, nhưng đồng cảm và những ghi nhớ về cội nguồn, chúng ta luôn luôn gìn giữ tình nghĩa anh em với nhau trong võ thuật , và cũng là lý do chúng ta nên xấy dựng Vịnh Xuân Ái Hữu.
TIỂU SỬ SƯ TỔ NGUYỄN TẾ CÔNG VIỆT NAM
Việt Nam có một “Cơ duyên” được Ông từ Trung Quốc sang Việt Nam truyền dạy Vịnh Xuân Quyền. Theo lời kể của con trai sư tổ Nguyễn Tế Công là Chú Nguyễn Chí Thành hiện đang sinh sống tại Chợ Lớn: Sư Tổ tên thật là Nguyễn Tế Công sanh ngày 3/4/1873, tại huyện Tân Hội, Quãng Đông, Trung Quốc sau này chuyển về Phật Sơn, Trung Quốc. Thân phụ là Nguyễn Long Minh một thương gia rất giàu có. Sư Tổ là con thứ tư, cùng người em thứ năm là Nguyễn Kỳ Sơn; Được gia đình bỏ ra một số tiền lớn để xin học võ với Hoắc Bảo Toàn (là một bộ đầu ở Phật Sơn nổi tiếng về Vịnh Xuân Quyền). Võ sư Hắc Bảo Toàn là học trò của La Mãng Cung.
Sau khi học Hoắc Bảo Toàn, hai anh em Nguyễn Tế Công và Nguyễn Kỳ Sơn lại tiếp tục xin học Phùng Tiểu Thanh (Phùng Thiếu Thanh là học trò của Đại Hoa Diện Cẩm và là quan án sát Quãng Châu), rất nổi tiếng Vịnh Xuân Quyền (Lúc ấy Phùng Tiểu Thanh ở tuổi 70). Trước tấm thịnh tình của gia đình họ Nguyễn, Phùng Tiểu Thanh đồng ý đến nhà họ Nguyễn để truyền dạy hai anh em cụ Tế Công. Cụ Phùng Tiểu Thanh mất năm 74 tuổi và được gia đình Cụ Nguyễn tổ chức tang lễ chu đáo.
Sau khi cụ Nguyễn Tế Công đi Việt Nam, Cụ Nguyễn Kỳ Sơn ở lại Phật Sơn và thu nhận rất ít học trò, người nổi tiếng nhất là Sầm Năng.
Khi mới sang Việt Nam (có thể trước năm 1939), cụ Nguyễn Tế Công làm quản gia, bảo tiêu cho một nhà tư sản người Hoa và dạy võ cho con trai của Gia chủ là Cam Túc Cường.
Với Người vợ đầu, Sư Tổ Nguyễn Tế Công có 2 người con gái. Con gái lớn là Nguyễn Chí Tâm; con gái thứ là Nguyễn Chí Cầu lấy chồng ở Hải Phòng (mẩt sớm 1954). Sau này, Cụ tục huyền và có 2 người con, con gái là Nguyễn Chí Dung (mất năm 2004) và con trai út là Nguyễn Chí Thành (đã chết 2014), theo cụ vào Nam năm 1954. Lúc cụ vào Nam, 2 người con còn nhỏ tuổi. Cụ sống ở ngã ba Đồng Khánh Chợ Lớn ( TPHCM) có dạy võ. Cụ mất 1959 thọ 87 tuổi. Lúc Sư Tổ Nguyễn Tế Công sang Việt Nam ở miền Bắc, có dạy cho một số học trò giỏi nổi tiếng như: Cụ Trần Văn Phùng, Cụ Vũ Bá Quý, Cụ Trần Thúc Tiễn, Cụ Ngô Sỹ Quý, Cụ Hồ Hải Long, Cụ Ngô Phương Tường, Cụ Đỗ Bá Vinh v..v..Vào trong Nam cụ dạy cho một ít học trò như Cụ Lục Viễn Khai, Cụ Nguyễn Bá Khả v.v.. ( đều nổi tiếng)
Ý nghĩa LOGO:
Logo được thiết kế gồm các yếu tố:
- Hình thái cực ẩn chìm: Đỉnh cao của kỹ thuật/ nghệ thuật võ thuật là sự hài hòa, kết hợp tính âm dương/ thái cực (không phải Thái cực Quyền)
- Hàng chữ môn phái bằng tiếng Hoa phía trên, tiếng Việt phía dưới: Thể hiện sự tôn trọng nguồn...