Trong giới võ miền Nam trước năm 1975, khá nhiều võ sĩ nữ cũng tham gia đấu đài, tạo ra những màn so găng khốc liệt không kém là bao so với các "đấng mày râu". Nói về những nữ võ sĩ thời đó, có một nhân vật nổi bật bậc nhất và cũng bí hiểm bậc nhất, từng bất khả chiến bại trong suốt sự nghiệp của mình, người đó là Lý Huỳnh Yến, một đệ tử của huyền thoại Huỳnh Tiền và là đồng môn của Lý Huỳnh.
Võ sư, nhà nghiên cứu võ thuật Hồ Tường, Chưởng môn phái Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà kể với chuyên trang Trí Thức Trẻ, báo điện tử Tổ Quốc: "Lý Huỳnh Yến có tên thật là Nguyễn Thị Bạch Yến. Khoảng năm 1969, Bạch Yến vốn xuất thân là người bán kim khí điện máy ở khu vực thương xá Tax (góc đường Nguyễn Huệ - Lê Lợi, quận 1, Sài Gòn) với dáng vóc cao khoảng 1,75 mét, trình độ đai đen Thái Cực Đạo (Taekwondo) từng nổi lên như một cao thủ ở các kỳ võ đài phía Nam.
Trước đó một chút, Nguyễn Thị Bạch Yến lúc khoảng ngoài 20 tuổi, đã đến gặp võ sư Hồ Văn Lành ở võ đường Từ Thiện tại chợ Cầu Muối để xin thọ giáo môn Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà. Bạch Yến muốn trang bị thêm đòn tay còn đang thiếu sót của mình khi học môn Taekwondo nhằm tăng cường khả năng tự vệ, cũng như dự định tham gia thi đấu võ đài, do tiếng tăm của võ đường Từ Thiện - môn phái Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà vẫn thường làm buồn lòng đối phương bằng các đòn đánh chỏ và giật gối".
Tuy nhiên, Bạch Yến sau khi tập luyện ở võ đường Từ Thiện khoảng gần nửa năm, chuẩn bị thượng đài thì võ sư lừng danh lúc đó là Huỳnh Tiền đã đến gặp võ sư Hồ Văn Lành để xin Bạch Yến về võ đường Huỳnh Tiền với lý do là thời gian đó võ đường Huỳnh Tiền không có một nữ võ sĩ nào.
Võ sư Hồ Văn Lành với bản tánh hiền lành, ít nói, đã trao đổi với Bạch Yến về ý định của võ sư Huỳnh Tiền. Sau đó, võ sư Hồ Văn Lành đồng ý để người học trò xuất sắc của mình về đầu quân cho võ sư Huỳnh Tiền
Ít lâu sau, Bạch Yến đã được võ sư Huỳnh Tiền đưa lên võ đài với biệt danh Lý Huỳnh Yến, nhưng mang danh nghĩa thuộc võ đường Lý Huỳnh (một trong những đại đệ tử của Huỳnh Tiền).
Ảnh minh họa về Lý Huỳnh Yến.
"Một tiểu tiết đáng ghi nhận về võ sư Huỳnh Tiền là theo chỗ hiểu biết của tôi thì không bao giờ võ sư Huỳnh Tiền cho học trò thượng đài mang tên "Võ đường Huỳnh Tiền". Những năm từ khoảng 1967 trở về trước, võ sư Huỳnh Tiền đưa học trò thượng đài mang tên "Võ đường 75 Phan Đình Phùng" (địa chỉ tập luyện của võ sư Huỳnh Tiền, cũng là Nhà thi đấu Phan Đình Phùng về sau).
Năm 1968, do chiến sự Tết Mậu Thân tấn công đợt 1 vào cuối tháng 1 năm 1968, rồi tấn công đợt 2 năm Mậu Thân vào đầu tháng 5/1968, cho nên hầu như năm 1968 không có tổ chức đấu võ đài nhiều. Đặc biệt là năm 1968, Tồng Cuộc Quyền Thuật không có tổ chức Giải Vô địch Quyền Tự do toàn quốc. Từ năm 1969 đến năm 1974, võ sư Huỳnh Tiền đưa học trò đấu đài đều mang tên võ đường Lý Huỳnh. Đó là lý do tại sao Lý Huỳnh Yến do võ sư Huỳnh Tiền trực tiếp dạy nhưng khi lên võ đài lại lấy tên võ đường Lý Huỳnh.
Trong thực tế, nữ võ sĩ Lý Huỳnh Yến từng đấu đài không ít, tất cả đều là thắng. Huỳnh Yến chưa một lần thất bại bởi vì nữ võ sĩ này sở hữu chiều cao lý tường: 1,75 mét, nặng khoảng từ 55 kg đến 60 kg. Với chiều cao và sức nặng như vậy, ở trận đài nào, Lý Huỳnh Yến cũng tấn công áp đảo đối phương và dễ dàng mang lại chiến thắng" – võ sư Hồ Tường cho biết.
Huyền thoại Huỳnh Tiền chính là sư phụ của nữ võ sĩ Lý Huỳnh Yến.
Suốt một thời gian dài, Lý Huỳnh Yến không có đối thủ xứng tầm, vì nữ võ sĩ đấu đài quyền tự do của Võ Việt Nam lúc bấy giờ đa số là nhỏ con, nhẹ ký. Hơn nữa, những kỹ năng của Lý Huỳnh Yến là rất hoàn hảo. Cô vừa có lợi thế thể hình lại giỏi cả đòn chân lẫn đòn tay, ít người có thể so bì với cô.
Chính vì sự "độc cô cầu bại" cho nên Lý Huỳnh Yến đã quyết định nghỉ thi đấu rồi chuyển sang làm nữ trọng tài. Đặc biệt, Lý Huỳnh Yến cũng là nữ võ sĩ đầu tiên điều khiển các trận đấu võ đài của các nữ võ sĩ từ đó.
Ít lâu sau, Lý Huỳnh Yến mở võ đường mang tên mình nhằm đào tạo nam nữ võ sĩ thượng đài thi đấu. Một số võ sĩ nổi tiếng của võ đường Lý Huỳnh Yến như: Lý Ngọc Long (từng thắng điểm một võ sĩ Thái Lan trong một trận đấu ác liệt trong thập niên 1970), Lý Xích Long...
Năm 1979, phong trào võ thuật được khôi phục hoạt động sau một thời kỳ gián đoạn, Lý Huỳnh Yến đã từng có một thời gian tham gia công tác quản lý bộ môn Võ Thuật ở Sở TDTT TP.HCM.
"Trong khoảng thập niên 1980, Lý Huỳnh Yến đã ngưng công tác ở Sở TDTT TP.HCM. Sau đó, người ta đồn rằng Lý Huỳnh Yến đã đi ...chuyển giới thành nam, vẫn giữ họ là Nguyễn, nhưng tên đổi thành Quang, rồi xây dựng gia đình với một cô gái và sống hạnh phúc trong một mái ấm ở một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
Sau đó, trong những lần cáp độ đấu cho học trò, Lý Huỳnh Yến tránh không cáp học trò đấu với võ sĩ của võ đường Từ Thiện vì đó là nơi chị cũng đã từng tập luyện, nhằm tránh những tình trạng khó xử. Nói như vậy để thấy Lý Huỳnh Yến cũng là 1 người có nghĩa.
Đến nay, khi nhắc tới các nữ võ sĩ của làng võ miền Nam trước năm 1975, nhiều người vẫn còn nhớ tới Lý Huỳnh Yến, hình tượng một nữ võ sĩ mạnh mẽ, từng bất khả chiến bại và được mọi người yêu mến" – võ sư Hồ Tường cho biết.
Nguồn tin: soha.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ý nghĩa LOGO: Logo được thiết kế gồm các yếu tố: - Hình thái cực ẩn chìm: Đỉnh cao của kỹ thuật/ nghệ thuật võ thuật là sự hài hòa, kết hợp tính âm dương/ thái cực (không phải Thái cực Quyền) - Hàng chữ môn phái bằng tiếng Hoa phía trên, tiếng Việt phía dưới: Thể hiện sự tôn trọng nguồn...